Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP HỆ THỐNG MẠNG KHÔNG DÂY



Thiết lập mạng không dây Ad Hoc trên Windows 7

Cập nhật lúc 09h28' ngày 24/01/2010
Quản Trị Mạng - Trong bài hướng dẫn này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách tạo một mạng không dây Ad hoc. Mạng không dây này giúp bạn dễ dàng kết nối giữa các máy tính laptop để làm việc mà không cần thiết bị phát mạng wi-fi.

Hướng dẫn trong bài này gồm 3 phần: tạo mạng không dây ad-hoc, kết nối các máy tính lại với nhau và chia sẻ các tài liệu cần thiết thông qua mạng mới tạo

Bước 1: Tạo mạng không dây ad-hoc

Đầu tiên, mở Network and Sharing Center, kích vào liên kết Set up a new connection or network



Trình Set Up a Connection or Network sẽ được mở ra, bạn có thể thông qua đó để cấu hình tất cả các loại kết nối, từ kết nối mạng thông thường tới kết nối mạng riêng ảo của công ty hoặc kết nối ad-hoc (kết nối từ máy tính tới máy tính). Từ danh sách lựa chọn lại mạng, chọn Set up a wireless ad hoc (computer-to-computer) network, sau đó kích Next
Bạn thấy một cửa sổ mới mô tả mọi thứ có thể làm trên một mạng ad-hoc không dây. Đọc nội dung tại cửa sổ này hoặc bỏ qua nó và kích Next
Bước này sẽ là cửa sổ thiết lập mạng. Đầu tiên bạn cần nhập vào tên mạng và sau đó là loại bảo mật bạn muốn sử dụng. Để bảo mật hơn cho mạng của mình, bạn nên sử dụng Security type là WPA2-Personal, loại bảo mật này giúp mã hóa tốt hơn và khó phá hơn bảo mật WEP. Cuối cùng cần nhập vào mật khẩu đăng nhập mạng, sau khi đã đảm bảo ô Save this network đã được chọn bạn hãy kích tiếp vào Next
Sau khi đã có các lựa chọn, mạng mới sẽ được tạo, quá trình tạo sẽ mất khoảng một vài giây.
Tại cửa sổ cuối cùng, bạn sẽ nhận được thông báo rằng mạng mới đã được tạo và nó đã sẵn sàng để sử dụng. Đừng quên ghi nhớ mật khẩu của mạng và sau đó kích Close
Máy tính của bạn lúc này trở thành điểm phát của mạng không giây và lúc đó chỉ cần các máy tính khác kết nối vào.
Trang 2: Kết nối các máy tính vào mạng
Bước 2: Kết nối các máy tính vào mạng 
Bước này sẽ hướng dẫn bạn cách kết nối các máy tính khác vào mạng vừa tạo. Trên một máy tính khác cần kết nối, kích vào biểu tượng mạng ở phần cuối thanh Taskbar, bạn sẽ thấy một danh sách các mạng hiển thị. Chọn mạng ad-hoc mà bạn vừa tạo ở trên và kích vào Connect.
Bạn sẽ nhận được thông báo nhập mật khẩu. Nhập mật khẩu như được yêu cầu và kích OK.
Windows 7 sẽ mất khoảng vài giây để kết nối vào mạng
Sau khi quá trình kết nối hoàn thiện, bạn có thể bắt đầu quá trình sử dụng mạng này.
Bước 3: Chia sẻ file và thư mục trong mạng

Sau khi thiết lập một mạng ad-hoc và kết nối các máy khách vào mạng, một trong những tính năng cần khai thác là chia sẻ file, khai thác mạng… để làm việc. Tuy nhiên, sau khi một máy khách đã kết nối, nó sẽ mất khoảng vài giây để xác nhận mạng. Khi điều này xảy ra, cửa sổ Network and Sharing Center sẽ hiển thị như hình sau
Sau khi mạng được xác nhận, Windows 7 sẽ gán cho vào một profile mạng chung. Điều này có nghĩa là bạn không thể chia sẻ bất cứ thứ gì. Một vấn đề khác là thực tế bạn không thể thay đổi profile mạng đã được gán.
Điều đó có nghĩa là bạn phải thay đổi bằng tay các thiết lập chia sẻ mạng đối với profile mạng chung bằng cách kích vào Change advanced sharing settings > Manage advanced sharing settings > Advanced sharing settings và thay đổi các thiết lập trong đó cho phù hợp
Quan trọngSau khi ngừng kết nối tới mạng ad-hoc, bạn phải nhớ khôi phục lại các thiết lập chia sẻ trong mạng chung. Nếu để nguyên các thiết lập đó, lần kết nối mạng sau của bạn sẽ khiến cho dữ liệu vẫn đang ở tình trạng chia sẻ và điều đó là không bảo mật.

Kết luận 
Tính năng hữu ích này được sử dụng khi bạn cần kết nối để chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng và tiện lợi, không đòi hỏi cần một thiết bị kết nối ngoài nào cả. Ngoài ra cách kết nối này cũng được sử dụng để chia sẻ một mạng Internet trong khi không modem wi-fi để phát tín hiệu cho nhiều máy sử dụng.

Địa chỉ truy cập:
 http://www.quantrimang.com.vn/thiet-lap-mang-khong-day-ad-hoc-tren-windows-7-64776

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ THIẾT LẬP MẠNG ĐỘC LẬP ADD HOC

Một Access Point là thiết bị cầu nối, để kết nối mạng có dây và không dây lại với nhau.Mạng Wi-Fi là giải pháp lướt web tiện dụng nên đang rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, đúng ra thì bạn cần có đường truyền Internet và thêm chiếc Access Point làm bộ phát thì những máy tính khác mới nhận được sóng Wi-Fi. Nhưng nếu gặp trường hợp đường dây mạng gia đình chỉ có một mà lượng thiết bị cần vào mạng nhiều thì bạn hãy thử áp dụng giải pháp khá hay sau đây.

Thủ thuật này sẽ dùng một laptop được gắn dây mạng để phát ra sóng Wi-Fi cho các máy khác bắt. Các thao tác trên máy phát sẽ được thực hiện trên hệ điều hành Windows 7.
Bắt đầu Share Internet qua Wifi trên Windows 7!
Tạo Ad-hoc

Vào Network and Sharing Center

Chọn: Set up a new connection or network

Chọn: Set up a wireless ad hoc (computer-to-comuter) network

Chọn: Next

Đặt Network name: ví dụ thegioimang (cái này thì tùy bạn )
Chọn loại Security type là WPA2-Personal
Security key: đặt password của bạn vào (8 ký tự nha bạn)
Chọn: Save This network
Chọn Next

Sau khi khởi tạo Ad hoc thành công sẽ hiện ra bảng thông tin như trên
Nếu bạn muốn chia sẻ kết nối internet cho các máy khác qua Ad hoc thì chọn:
Turn on Internet connection Sharing


Quá trình khởi tạo Ad hoc và share Internet kết thúc thành công.


Bây giờ các máy tính khác đã có thể truy cập vào Ad hoc của bạn để ra internet. Phải nhập Key mà bạn đã khởi tạo lúc đầu để kết nối thành công..
http://forum.bkav.com.vn/showthread.php?9860-Cach-share-internet-trong-win-7-cau-hinh-adhoc-

Địa chỉ truy cập:HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ THIẾT LẬP MẠNG CƠ SỞ
http://huynhduythien6787vl.blogspot.com/2013/09/huong-dan-chi-tiet-ve-thiet-lap-mang-co.html
HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP HỆ THỐNG MẠNG NGANG HÀNG

        Mạng ngang hàng là mạng máy tính cho phép mỗi người dùng để kiểm soát của mình thiết lập máy tính để bàn, chia sẻ tài nguyên và bảo mật. Không có điều khiển trung tâm bảo mật, không đăng nhập một môi trường và không có khả năng duy trì một môi trường máy tính di động (này yêu cầu một môi trường mạng máy khách/máy chủ). 

       Để tạo một mạng ngang hàng, bạn phải có các cấu phần sau:
  • Giao diện mạng hoặc bộ điều hợp mạng cục bộ (LAN) cho mỗi máy tính. Các nhà sản xuất và mô hình thẻ mạng được ưu tiên.
  • Cáp được hỗ trợ bởi thẻ mạng.
  • Windows 98 trình điều khiển thẻ mạng.
  • Giao thức mạng phổ biến.
  • Tên máy tính riêng cho mỗi máy tính.
Để tạo một mạng ngang hàng, hãy làm theo các bước sau cho mỗi máy tính kết nối mạng:
  1. Tắt máy tính và cài đặt thẻ mạng và cáp phù hợp cho mỗi máy tính. 

    Lưu ý: thông tin về cách cấu hình bộ điều hợp mạng và vật lý kết nối máy tính của bạn, tham khảo tài liệu đi kèm với bộ điều hợp mạng của bạn hoặc liên hệ với manufacturer(s) bộ điều hợp mạng của bạn.
  2. Khởi động Windows và cài đặt các trình điều khiển mạng. Windows có thể phát hiện thẻ mạng của bạn và cài đặt các trình điều khiển khi bạn khởi động máy tính. Nếu trình điều khiển card mạng không được bao gồm trong Windows, hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất về làm thế nào để cài đặt các trình điều khiển mạng.
  3. Chọn một khách hàng và một giao thức phổ biến cho mỗi máy tính. Để thực hiện việc này, hãy làm theo những bước sau:
    1. Nhấp vào Bắt đầu, điểm đến Thiết đặt, bấm Bảng điều khiển, và sau đó bấm đúp chuột Mạng.
    2. Nhấp vào Thêm, bấm Máy khách, và sau đó nhấp vào Thêm.
    3. Trong các Các nhà sản xuất hộp, bấm vào các nhà sản xuất thích hợp, nhấp vào khách hàng thích hợp trong cácMạng lưới khách hàng hộp, và sau đó bấm Ok.
    4. Nhấp vào Thêm, bấm Giao thức, và sau đó nhấp vào Thêm.
    5. Trong các Các nhà sản xuất hộp, bấm vào các nhà sản xuất thích hợp, bấm vào giao thức thích hợp trong cácGiao thức mạng hộp, và sau đó bấm Ok.
    6. Làm theo các hướng dẫn để hoàn tất cài đặt máy sử dụng mạng và giao thức.
  4. Cấu hình một máy chủ đồng đẳng. Mỗi máy tính được cấu hình cho tập tin và máy in chia sẻ có thể hoạt động như một máy chủ. Để cấu hình một máy tính cho tệp và máy in chia sẻ, sử dụng các bước sau:
    1. Nhấp vào Bắt đầu, điểm đến Thiết đặt, bấm Bảng điều khiển, và sau đó bấm đúp chuột Mạng.
    2. Nhấp vào Tập tin và in Sharing, bấm vào một hoặc cả hai lựa chọn để chia sẻ tệp và máy in, bấm Ok, và sau đó nhấp vào Ok một lần nữa.
    3. Nhấp vào  khi bạn được nhắc nhở để khởi động lại máy tính của bạn.
  5. Đặt tên máy tính duy nhất cho mỗi máy tính. Để thực hiện việc này, sử dụng các bước sau:
    1. Nhấp vào Bắt đầu, điểm đến Thiết đặt, bấm Bảng điều khiển, và sau đó bấm đúp chuột Mạng.
    2. Trên các Nhận dạng tab, gõ một tên duy nhất trong các Tên máy tính hộp.
    3. Nhấp vào Ok, và sau đó nhấp vào  khi bạn được nhắc nhở để khởi động lại máy tính của bạn.

      LƯU Ý: Tên máy tính phải là duy nhất cho mỗi máy tính trên mạng và nên không quá 15 ký tự. Trong mạng nhỏ, tên nhóm làm việc nên là như nhau cho mỗi máy tính để tất cả các máy tính có thể nhìn thấy trong cùng một nhóm làm việc khi xem. Bạn không nên sử dụng dấu cách hoặc các ký tự sau trong máy tính và tên nhóm làm việc:


Trình duyệt Internet Explorer có tích hợp sẵn tiện ích bảo mật hiệu quả, bạn chỉ cần kích hoạt với các bước sau để có thể bảo vệ hoàn toàn trước các loại mã độc phát tán trên mạng.1. Đặt chế độ khu vực an toàn ở mức cao nhất
Truy cập trình đơn Internet Option -> Security, chọn biểu tượng Internet và kéo thanh trượt lên mức cao (High). Chọn tiếp biểu tượng Local và cũng đưa thanh trượt lên mức High. Nếu bạn nhìn thấy mục Tùy biến (Custom) thay vì thanh trượt thì click lên nút Default Level cho thanh trượt hiện ra để tùy chỉnh.
Thao tác trên sẽ cho kết quả tốt hơn khi kết hợp sử dụng điều chỉnh ActiveX và mã lệnh ActiveX, cung cấp cho người sử dụng quyền xác nhận địa chỉ website nào được mở và địa chỉ nào không.

Để kích hoạt bảng xác nhận các website tin cậy, bạn quay về thẻ Security, click vào biểu tượng Trusted sites và click tiếp nút Sites. Bỏ dấu chọn mục "Require server verification..." sau đó đưa địa chỉ trang web an toàn của bạn vào. Đặc biệt nên đưa vào các địa chỉ *.update.microsoft.com và *.windowsupdate.microsoft.com vì qua đó bạn được cung cấp những tiện ích cập nhật cần thiết nhất. Từ đó, mỗi lần mở một địa chỉ không có trong danh mục đặt trước, trình duyệt sẽ hỏi bạn đồng ý thực thi không, trang web chỉ mở ra nếu trả lời Yes.
2. Hạn chế thực thi mã duyệt web
Dù chế độ bảo mật đã được đặt ở mức độ cao nhất cho cả hai trạng thái kết nối mạng nội bộ và mạng Internet nhưng IE vẫn còn thêm một tùy chọn an toàn hơn nữa. Vẫn trong hộp thoại Internet Options, thẻ Security, chọn biểu tượng Internet và nhấn vào Custom level. Rê chuột để kéo xuống phía dưới danh mục hiển thị, tìm đến mục Scripting. Dưới đề mục "Active Scripting" để lựa chọn Prompt (nhắc) hoặc Disable (tắt) xong bấm OK. Tiếp theo bạn lập lại các bước thao tác cho mục Local intranet.
3. Mở chế độ chặn thực thi dữ liệu
Các hacker có thể lợi dụng các trang web động để nhồi vào mã độc kiểm soát máy tính truy cập, vì vậy Windows Vista trang bị tiện ích Data Execution Prevention (DEP) giúp ngăn chặn thực thi. Để kích hoạt, bạn cần chạy IE ở chế độ quản trị. Bấm vào Start và nhập vào dòng chữ "internet explorer" nhưng không nhấn phím Enter. Dòng chữ "internet explore" ngay lập tức hiện ra trên đỉnh của menu. Nhấn nút chuột phải vào đó, chọn "Run as administrator", và xác nhận bạn muốn chạy trình duyệt này. Sau khi chương trình mở ra, bạn chọn trình đơn Tools -> Internet Options, và nhấn vào thẻ Advanced. Kéo danh sách xuống mục "Enable memory protection to help mitigate online attacks" đánh dấu chọn và bấm OK. Hệ thống sẽ thông báo tùy chỉnh này có thể làm vô hiệu hóa một số chức năng add-on của IE.
4. Tắt thư viện liên kết động OLEDB32.DLL
Đây là một thành phần hỗ trợ cho tất cả các ứng dụng chạy trên Windows. Nhưng gần đây có nhiều dấu hiệu cho thấy thư viện liên kết động này gây ra khá nhiều lỗi, chính vì vậy Microsoft khuyến cáo nên tắt chức năng OLEDB32.DLL đi. Bấm vào Start -> Run, nhập vào chữ CMD nhưng không nhấn Enter. Bấm nút chuột phải vào mục CMD.EXE nổi lên trong trình đơn Start và chọn cho chạy ở chế độ quản trị. Tiếp theo tùy thuộc vào hệ điều hành mà bạn dán vào một trong những dòng lệnh sau tại dấu nhắc:
cacls "Program FilesCommon FilesSystemOle DBoledb32.dll" /E /P everyone:N
Với Windows Vista hoặc Windows Server 2008 phiên bản 32 bit thì bạn cần chép đủ 3 dòng lệnh say:
takeown /f "Program FilesCommon FilesSystemOle DBoledb32.dll"
icacls "Program FilesCommon FilesSystemOle DBoledb32.dll" /save %TEMP%oledb32.32.dll.TXT
icacls "Program FilesCommon FilesSystemOle DBoledb32.dll" /deny everyone:(F)
5. Ngừng đăng ký nhanh với OLEDB32.DLLThao tác đơn giản này áp dụng cho tất cả các phiên bản Windows 32 bit. Bạn chỉ việc copy và dán vào dấu nhắc lệnh dòng chữ này:
Regsvr32.exe /u "Program FilesCommon FilesSystemOle DBoledb32.dll"
6. Đăng ký lại OLEDB32.DLLMuốn đăng ký lại thư viện liên kết động, bạn lập lại các bước để mở cửa sổ lệnh ở dạng quản trị và copy vào dấu nhắc dòng này:
Regsvr32.exe "Program FilesCommon FilesSystemOle DBoledb32.dll"
7. Tái kích hoạt thư viện liên kết độngVới các phiên bản Windows XP, 2000, và Server 2008, bạn chép vào cửa sổ lệnh đã mở dòng chữ:
cacls "Program FilesCommon FilesSystemOle DBoledb32.dll" /E /R everyone
Nếu bạn sử dụng hệ điều hành Vista hoặc Server 2008 32 bit thì dán dòng lệnh này:
icacls "Program FilesCommon FilesSystemOle DB" /restore %TEMP%oledb32.32.dll.TXT

****
http://vi.wikipedia.org/wiki/Internethttp://kyquan.info/category/it/software-tutorialsVAI TRO CUA MAY CHU VA MAY KHACH (HOAT DONG 5.3)
http://vi.wikipedia.org/wiki/Client-severhttp://www.doko.vn/luan-van/internet-va-cac-dich-vu-tren-internet-52853http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Cac-dich-vu-tren-nen-internet-o-VN-con-bi-bo-ngo/10941790/478/
****
Internet : là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm cácmạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu.Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat),máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển ngân và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.
Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các dịch vụ tương ứng chính là hệ thống các trang Web liên kết với nhau và các tài liệu khác trong WWW (World Wide Web). Trái với một số cách sử dụng thường ngày, Internet và WWW không đồng nghĩa. Internet là một tập hợp các mạng máy tính kết nối với nhau bằng dây đồng, cáp quang, v.v.; còn WWW, hay Web, là một tập hợp các tài liệu liên kết với nhau bằng các siêu liên kết (hyperlink) và các địa chỉ URL và nó có thể được truy nhập bằng cách sử dụng Internet. Trong tiếng Anh, sự nhầm lẫn của đa số dân chúng về hai từ này thường được châm biếm bằng những từ như "the intarweb". Tuy nhiên việc này không có gì khó hiểu bởi vì Web là môi trường giao tiếp chính của người sử dụng trên internet. Đặc biệt trong thập kỷ đầu củathế kỷ 21 nhờ sự phát triển của các trình duyệt web và hệ quản trị nội dung nguồn mở đã khiến cho website trở nên phổ biến hơn, thế hệ web 2.0 cũng góp phần đẩy cuộc cách mạng web lên cao trào, biến web trở thành một dạng phần mềm trực tuyến hay phần mềm như một dịch vụ.
Các cách thức thông thường để truy cập Internet là quay số, băng rộngkhông dâyvệ tinh và qua điện thoại cầm tay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét